TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỖ TRỢ, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG YẾU THẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG – MỘT SỐ VƯỚNG MẮC, KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Ngày đăng: 11/01/2023 01:23 PM
Trợ giúp pháp lý (TGPL) được xem là một trong những chính sách mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước Việt Nam khi những người được hưởng chế độ này sẽ không phải tốn bất kì khoản tiền nào vì đây là hoạt động được Nhà nước hỗ trợ, không thu phí nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Điều này đã được thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ tại Điều 2, khoản 4 Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017
Luật Đất đai (sửa đổi): Cần xây dựng lại khái niệm hộ gia đình sử dụng đất
Ngày đăng: 08/02/2023 08:14 PM
Trong Luật Đất đai (sửa đổi), một trong những nội dung được quan tâm đang lấy ý kiến là việc bỏ đối tượng là hộ gia đình sử dụng đất...
Sử dụng tiền chuyển nhầm vào tài khoản, cẩn trọng phạm luật
Ngày đăng: 08/02/2023 08:17 PM
Nếu sử dụng số tiền từ 10 - 200 triệu đồng do người khác chuyển nhầm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm...
Gay cấn vụ đòi tiền trúng số giải đặc biệt ở 'phút thứ 90'
Ngày đăng: 09/03/2023 07:52 PM
Khoản 1 Điều 30 Thông tư 75/2013 của Bộ Tài chính quy định “Thời hạn lĩnh thưởng của vé xổ số trúng thưởng là 30 ngày, kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng hoặc kể từ ngày hết hạn lưu hành của vé xổ số…”. Tờ vé số do công ty A phát hành ngày 29-10-2020, ngày quay mở thưởng là ngày 29-10-2020; phía mặt sau của tờ vé số có ghi nhận “Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày xác định kết quả trúng thưởng, những vé trúng thưởng không người lãnh sẽ sung công quỹ”.
Căn cứ vào những quy định trên có cơ sở xác định: công ty xổ số kiến thiết A với người mua vé số chấp nhận quy định chung về thời hạn để tính trúng thưởng là “ngày”; Tại khoản 2 Điều 147 BLDS 2015 quy định: “Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định”.
VKSND Tối cao giải đáp về tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Ngày đăng: 09/03/2023 08:43 PM
VKSND Tối cao cho rằng hợp đồng đặt cọc đã có hiệu lực và đang được thực hiện, bên mua đã giao đủ tiền nhưng bên bán vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Vi phạm của bên bán được xác định là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng dẫn đến không thể giao kết được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đây là căn cứ hủy bỏ hợp đồng theo Điều 423 Bộ luật Dân sự.
Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 427 Bộ luật Dân sự, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp…
Do đó, tòa án có thể tuyên hủy hợp đồng đặt cọc theo yêu cầu của bên mua. Đồng thời, bên bán phải trả lại tiền cọc và chịu phạt cọc.